Thực hiện một quy trình niềng răng chuẩn y khoa là cách mang lại hiệu quả tốt nhất cho các trường hợp răng hô, răng thưa, móm, khấp khểnh… Vậy bạn đã biết quy trình niềng răng chuẩn y khoa là như thế nào chưa? Bài viết sau đây các chuyên gia về niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức sẽ giúp hiểu hơn về quy trình niềng răng chuẩn y khoa, bao gồm cả niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.
Mục lục
Quá trình niềng răng chuẩn Y khoa diễn ra như thế nào?
Quy trình niềng răng mắc cài
+) Bước 1: Thăm khám tư vấn và lên phác đồ điều trị
Tư vấn niềng răng là bước đầu tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới quá trình niềng răng có thành công hay không. Ở bước này, bạn cần thực hiện chụp phim X-quang, lấy dẫu mẫu hàm, kiểm tra mức độ sai lệch của răng. Từ đó, bác sĩ thăm khám, xem xét và tìm ra nguyên nhân dẫn tới hô, móm, sai khớp cắn,.. rồi lên phác đồ điều trị cũng như tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất cho khách hàng.
Các bước tiến hành sẽ như sau:
- Tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát và lấy dấu mẫu hàm
- Chụp ảnh răng trong miệng, ngoài mặt, chụp chính diện, góc nghiêng trái, phải
- Chụp X- quang
- Bác sĩ xem ảnh, phim chụp sau đó tư vấn về tình trạng răng miệng và chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị
- Khách hàng đồng ý niềng răng và ký hợp đồng niềng răng
Hợp đồng chỉnh nha chính là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Hợp đồng chỉnh nha cần đầy đủ các điều khoản về quyền lợi trong suốt thời gian niềng răng, các cam kết đạt được và các trách nhiệm của phòng khám.
+) Bước 2: Điều trị tổng quát (thực hiện tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân)
Để đảm bảo cho quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải có một hàm răng khỏe mạnh. Nếu trong quá trình thăm khám phát hiện ra một số bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy… bác sĩ cần tiến hành điều trị ổn định trước khi niềng răng. Việc làm làn giúp đảm bảo răng miệng được sạch sẽ, khỏe mạnh trước khi niềng, không làm ảnh hưởng tới hiệu quả của việc niềng răng.
Nếu không điều trị ổn định các bệnh lý này, quá trình niềng răng của bạn có thể đau nhức không phải do việc đeo mắc cài mà do diễn biến phức tạp hơn của bệnh lý ở răng. Đồng thời, trường hợp các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe răng, Bác sĩ có thể chỉ định tạm gián đoạn quá trình niềng răng để ưu tiên tiến hành các điều trị tổng quát trước.
Các điều trị tổng quát thường gặp nhất gồm có:
- Lấy cao răng: Giúp làm sạch những mảnh vụn thức ăn, mảng bám và vôi răng ở cổ răng, kẽ răng và dưới nướu. Đây là giải pháp giúp hạn chế được tình trạng viêm nha chu, đảm bảo cho răng nằm trong ổ xương được khỏe mạnh như trước khi niềng.
- Điều trị viêm nha chu: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể thực hiện xử lý bề mặt gốc răng hoặc phẫu thuật nha chu để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
- Trám răng: Với những chiếc răng sâu cần trám lại vết sâu để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn làm bào mòn men răng.
- Điều trị tủy: Tổn thương tủy có thể dẫn tới viêm nhiễm nặng việc chữa lành sẽ giúp hạn chế việc hoại tử, mưng mủ tủy gây ảnh hưởng tới các xương xung quanh.
- Bọc mão răng (trong trường hợp răng bị sâu lớn và đã được chữa tủy): Bọc mão sứ để đảm bảo cho việc ăn nhai, bảo vệ thân răng không phải chịu quá nhiều từ lực ăn nhai.
+) Bước 3: Gắn khí cụ niềng răng (quy trình gắn khí cụ sẽ tùy theo từng trường hợp mỗi bệnh nhân)
Sau khi thăm khám và điều trị tổng quát, tùy theo từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được tiến hành gắn khí cụ để hỗ trợ cho quá trình đeo mắc cài kim loại có thể diễn ra được thuận lợi hơn. Các khí cụ này có thể là thun tách kẽ, gắn khâu, khí cụ nong hàm,… Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân đều phải gắn, nó còn tùy theo từng trường hợp răng miệng.
+) Bước 4: Gắn mắc cài
Đây là bước quan trọng trong quá trình niềng răng mắc cài. Những chiếc mắc cài được gắn cố định trên thân răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài có tác dụng tạo ra lực để nắn chỉnh răng từ từ theo kế hoạch điều trị.
Bước này, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài từ vị trí răng cửa trước, sau đó tiếp nối cho đến hết hàm. Thời gian gắn mỗi hàm từ 30-45 phút. Sau khi gắn mắc cài xong, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cũng như dặn dò để bạn chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất cũng như có chế độ ăn uống phù hợp.
Việc cần làm của bạn là cần chuẩn bị tốt tinh thần trước khi thực hiện gắn mắc cài. Nhớ và chủ động đến đúng lịch hẹn theo chỉ định của bác sĩ.
+) Bước 5: Tái khám định kỳ
Tái khám giúp bác sĩ kiểm tra tiến trình và hướng dịch chuyển của răng. Đặc biệt, tái khám giúp bác sĩ có thể phát hiện tình trạng tuột, đứt dây cung và thay đổi kịp thời dây cung mới, tạo khoảng, tăng lực siết hàm,… để giúp kết quả niềng răng đạt được tốt nhất.
Ngoài ra, thăm khám còn giúp bác sĩ kiểm tra tổng quan sức khỏe răng miệng xem có phát sinh bất kỳ vấn đề nào trong quá trình niềng răng hay không để có biện pháp khắc phục kịp thời.
+) Bước 6: Tháo mắc cài, duy trì kết quả
Sau khi răng ở 2 hàm di chuyển về đúng vị trí và chuẩn khớp cắn thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo hệ thống mắc cài, dây cung… Ở giai đoạn cuối này, bạn có thể cần phải đeo hàm duy trì kết quả. Tùy vào tình trạng răng mà thời gian đeo hàm duy trì có thể ngắn hoặc dài khác nhau. Bác sĩ khuyến khích người chỉnh nha nên đeo hàm duy trì liên tục, khoảng 20 – 22h/ngày, chỉ tháo tạm ra khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng.
Quy trình niềng răng không mắc cài
+) Bước 1: Thăm khám tư vấn tình trạng răng
Cũng như phương pháp niềng răng mắc cài, người bệnh thực hiện phương pháp niềng răng không mắc cài cũng cần thực hiện thăm khám kỹ lưỡng trước khi bắt đầu quá trình niềng răng. Chụp X-quang, lấy dấu mẫu hàm, scan răng để biết được chính xác tình trạng răng. Kết quả thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng để bác sĩ nhìn thấy được toàn bộ quá trình thay đổi của răng. Nhờ đó có thể sản xuất ra bộ khay niềng trong suốt phù hợp với tình trạng răng.
+) Bước 2: Điều trị tổng quát
Các bệnh lý về về răng miệng cũng là tác nhân tiêu cực làm gián đoạn đến quá trình niềng răng không mắc cài và có thể làm gián đoạn quá trình nắn chỉnh răng. Chính vì vậy, bạn cần phải điều trị các tình trạng răng miệng trước khi thực hiện niềng răng trong suốt như quá trình niềng răng mắc cài.
+) Bước 3: Đeo những khay niềng đầu tiên
Niềng răng không mắc cài hoạt động theo hình thức nắn chỉnh răng nhờ vào sự thay đổi kích thước của các khay niềng. Ở giai đoạn đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bạn đeo những khay niềng có kích thước gần với tình trạng răng hiện tại để bạn thích nghi dần với cảm giác căng tức răng khi niềng. Bạn cần đeo khay niềng trong suốt trung bình từ 20 – 22h/ngày, tháo tạm khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng.
+) Bước 4: Thay khay niềng định kỳ để di chuyển răng
Thông thường, một khay niềng sẽ được chỉ định đeo khoảng 2 tuần để điều chỉnh răng. Mỗi lần răng có thể dịch chuyển được 0.1mm và khi đó bạn cần thay thế bằng khay niềng răng tiếp theo. Không giống như đeo niềng răng mắc cài, bạn có thể chủ động thay khay niềng răng tại nhà theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ. Định kỳ hàng tháng, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, nhận bộ khay niềng mới để tiếp tục quá trình nắn chỉnh răng.
+) Bước 5: Ngừng đeo khay niềng, duy trì kết quả
Đến khi bạn thay thế và đeo hết bộ khay niềng mà bác sĩ chuyển cho, bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả xem đã hài lòng hay chưa rồi chuyển sang giai đoạn đeo hàm duy trì. Sau khi tháo niềng bạn cần tuân thủ chặt chẽ các dặn dò của bác sĩ để răng mới được ổn định và khỏe mạnh.
Giới thiệu quy trình niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức
Quy trình niềng răng mắc cài
Quy trình niềng răng mắc cài tại Nha khoa Thúy Đức được thực hiện theo đúng quy trình chuẩn của Chỉnh nha Hoa Kỳ
Bước 1: Tiếp đón bệnh nhân, chụp phim X-quang để xem xét tình trạng răng hiện tại của bạn. Một ưu thế ở Nha khoa Thúy Đức là có sẵn máy chụp phim X-quang, tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho bạn và đảm bảo được một quy trình niềng răng trọn vẹn.
Bước 2: Bác sĩ khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, răng hô, vẩu, móm, thưa,…Bạn sẽ được nhìn rõ xem răng mình hiện tại như thế nào và vì sao răng lại mọc như vậy.
Bước 3: Bác sĩ sẽ tư vấn và đưa các phương pháp niềng răng phù hợp với bạn, lên phác đồ điều trị chi tiết với các dự đoán về tăng chỉnh lực, tốc độ dịch chuyển răng trong từng khoảng thời gian cụ thể.
Sau khi quyết định được mắc cài phù hợp bạn sẽ tiến hành ký hợp đồng với nha khoa, giúp bạn bảo đảm các quyền lợi của mình trong trường hợp rủi ro xảy ra khi niềng răng.
Sau khi đồng ý với phác đồ điều trị của bác sĩ, các bạn sẽ được lấy mẫu 2 hàm, để mẫu thạch cao lưu lại tình trạng hàm răng ban đầu tiện cho việc so sánh sau này.
Bước 4: Vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành niềng răng như đánh bóng, làm sạch, lấy cao răng. Bước này rất khác so với quy trình chung của các nha khoa khác. Để các bước tiếp theo diễn ra thoải mái và thuận lợi nhất cho bạn, bác sĩ luôn ưu tiên việc vệ sinh trước tiên, đảm bảo mọi dụng cụ được vô khuẩn và an toàn cho răng miệng nhất.
Bước 5: Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài 1 hàm trước cho bạn trên hoặc dưới tuỳ trường hợp để răng làm quen với mắc cài trước và gắn nốt hàm còn lại sau 1-2 tuần tuỳ độ làm quen của răng với mắc cài. Sau khi gắn xong 2 hàm và việc ăn nhai ổn định hơn sẽ tiến hành nhổ răng chỉnh nha (nếu có chỉ định của bác sĩ). Các bạn sẽ được chụp hình lại hàm răng sau khi gắn mắc cài tại thời điểm ban đầu.
Bước 6: Tái khám định kỳ
Sau khoảng 3-4 tuần/lần, bạn sẽ theo lịch hẹn đến tái khám để bác sĩ điều chỉnh lực kéo phù hợp và có những dặn dò tiếp theo cho việc chăm sóc răng miệng khi đang đeo niềng.
Bước 7: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Kết thúc quá trình niềng răng bạn sẽ được tháo mắc cài và được chỉ định đeo thêm hàm duy trì giúp ổn định răng và xương hàm, tránh tái xô lệch về vị trí ban đầu. Đây là giai đoạn rất quan trọng, bạn cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối đa nhất.
Quy trình niềng răng Invisalign tại Nha khoa Thúy Đức
Bước 1: Khám tổng quan và tư vấn
- Cũng giống như niềng răng mắc cài, đầu tiên bạn cũng phải chụp phim X-quang.
- Tiến hành quét dấu răng với công nghệ iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới.
- Khi có kết quả, bác sĩ sẽ khám tổng quan và tư vấn giải pháp chỉnh nha với bác sĩ Phạm Hồng Đức – bác sĩ đạt thứ hạng Diamon Provider trên bản đồ Invisalign thế giới.
Bước 2: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ
- Ký hợp đồng để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quá trình chỉnh nha.
- Nắm được chế độ bảo hành theo gói Invisalign mà bạn đã lựa chọn.
Bước 3: Thống nhất phác đồ điều trị Clincheck
Bác sĩ Đức đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất theo tình trạng răng của bạn để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 4: Nhận khay Invisalign
- Khay niềng trong suốt Invisalign của bạn sẽ được sản xuất riêng tại Mỹ
- Sau khi được gửi về phòng khám, bạn sẽ được nhận định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ Đức.
Bước 5: Thăm khám định kỳ với bác sĩ Đức và máy iTero 5D Plus
- Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát được hiệu quả quá trình niềng răng với chỉ số tuân thủ và tính năng so sánh tiến độ.
- Quét bằng máy iTero 5D Plus để chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tuyệt đối
Bước 6: Hoàn thiện nụ cười theo chuẩn bạch kim iTero 5D Plus
Nhận hàm duy trì gửi về từ Mỹ
Khi thực hiện niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức bạn có thể hoàn toàn yên tâm về một quy trình chuẩn chỉnh ngay từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc. Nha khoa Thúy Đức luôn tự hào khi đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất và luôn lắng nghe nỗi niềm của khách hàng cho dù là những điều nhỏ nhất. Nha khoa Thúy Đức luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm lại nụ cười rạng rỡ.
———————————————-
NHA KHOA THÚY ĐỨC- Bác sĩ Phạm Hồng Đức
Địa chỉ: 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 086.690.7886
Hotline: 093 186 3366